Các bệnh thường gặp khi đi bơi. Những điều lưu ý khi đi bơi

trung-tam-hoc-boi-Cau-Giay
Bể bơi là nơi được ưa chuộng nhất vào mùa hè. Tuy nhiên do có nhu cầu tăng cao, số lượng người cùng lúc sử dụng đông mà nhiều bệnh dịch có nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh. Vậy một số bệnh thường gặp khi đi bơi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Các bệnh thường gặp khi đi bơi

Các bệnh thường gặp khi đi bơi – Da liễu: Do lây nhiễm từ những người mắc bệnh tham gia bơi cùng hoặc do nguồn nước có hàm lượng chất Clo cao hay ánh sáng mặt trời quá mạnh gây tổn thương da, tóc khi bơi ở các bể ngoài trời có ánh nắng trực tiếp. Một số bệnh gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục thông qua tắm nước bể bơi được ghi nhận như: bệnh về da, lậu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…

Viêm tai mũi họng: Do uống phải nước hay sặc nước bể bơi đưa vi trùng vào trong họng, mũi, xoang. Đặc biệt, bệnh nhiễm vi trùng não mô cầu có thể diễn tiến tử vong vô cùng nhanh do nhiễm trùng huyết.

Các bệnh thường gặp khi đi bơi như viêm kết mạc mắt rất dễ xảy ra

Bệnh khi đi bơi rất dễ bị các bệnh về mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ, đau mắt do dị ứng nước bể bơi hay đau mắt hột do lây bệnh từ bể bơi. Để phòng tránh các bệnh liên quan đến mắt khi đi bơi nên sử dụng một chiếc kính bơi chất lượng tốt.  Sau khi bơi lội thì phải nhỏ thuốc nhỏ mắt liên tục và ít nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bơi.

Các bệnh thường gặp khi đi bơiBệnh tiêu chảy: Nước là môi trường lý tưởng của một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy (có tên khoa học là Cryptosporidium) sinh sống và phát triển. Loại ký sinh trùng này thường sẽ gây ra tổn thương tế bào biểu mô ruột, dạ dày và đường hô hấp. Khi bị nhiễm bệnh thì thường không có triệu chứng, vì thế cho nên chúng ta là những ổ chứa âm thầm lây truyền bệnh cho những cá thể khác.

cac-benh-thuong-gap-khi-di-boi
Một trong các bệnh thường gặp khi đi bơi – Bệnh tiêu chảy

Khi bị nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium, bệnh nhân thường bị tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước, cùng với đó đau quặn bụng, bị sốt,mệt mỏi toàn bộ cơ thể, chán bỏ ăn, buồn nôn và có thể nôn. Các triệu chứng sẽ thay đổi nhưng thường trong khoảng 30 ngày ở những người có hệ miễn dịch yếu kém. Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp khi đi bơi.

Với người bị suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đển tử vong do bị nhiễm loại ký sinh trùng Cryptosporidium. Cryptosporidium có khả năng kháng lại khá cao đối với các hóa chất sát khuẩn nước uống và cả nước bể bơi. Để ngăn chặn lây lan các mầm bệnh ở bể bơi, bạn hãy lưu ý cần tránh nước bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm tráng sạch sẽ trước và sau khi bơi, sau khi đi vệ sinh thì rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt hạn chế đi bơi nếu bạn đang bị tiêu chảy, vì như vậy thì dễ lây bệnh cho người khác.

Bệnh phụ khoa – một trong các bệnh thường gặp khi đi bơi: Do trong nước bể bơi chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm, vi trùng gây bệnh… nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi khuẩn nấm và vi trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Những bệnh này khi không phát hiện ra sớm và điều trị dứt điểm thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm  như: Tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt; với nam giới gây ra viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt còn phụ nữ là viêm cổ tử cung, viêm âm hộ và viêm phần phụ.

Bệnh hen: Thủ phạm gây ra căn bệnh nguy hiểm này một phần là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều để giữ nước bể bơi trong hơn. Nếu bạn đang cảm thấy có hiện tượng, triệu chứng như ho nhiều và bị khó thở, hãy tạm dừng hoặc hạn chế không nên bơi tại các bể bơi công cộng.

cac-benh-thuong-gap-khi-di-boi
Nguy cơ mắc bệnh khi đi bơi

Chuẩn bị gì để bảo vệ bản thân tránh các bệnh thường gặp khi đi bơi?

Để đảm bảo vệ sinh nên chọn bể bơi sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn 24/24. Các chất xử lý làm sạch nước bể bơi cũng được dùng công nghệ tiên tiến nhất để lọc qua hệ thống lọc tự động này.

Bạn có thể liên trực tiếp người quản lý bể bơi cũng có thể tự cảm nhận qua quan sát, hệ thống lọc thường khá lớn, đặt cạnh bên hoặc ngay dưới lòng bể bơi, luôn có bộ phận trực kỹ thuật kiểm tra.

Trang bị kính bơi: Bể bơi có thể chứa lượng lớn hóa chất, chất thải hoặc chất bẩn có thể gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài việc nên sử dụng đồ bơi chất liệu tốt, mọi người cũng nên trang bị thêm các phương tiện bảo hộ như kính bơi, mũ bơi… để luôn bảo vệ các vùng nhạy cảm như mắt hay da, tóc và các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt là đôi mắt, hạn chế ảnh hưởng xấu và các bệnh gây hại cho cơ thể.

cac-benh-thuong-gap-khi-di-boi
Trang bị kính bơi

Sử dụng kem chống nắng: Với dạng bể bơi được thiết kế trong nhà, có thể thoa kem chống nắng ở mức độ SPF ở mức 15-30 bởi ánh nắng mặt trời vẫn có khả năng xuyên qua cửa kính và tác động đến làn da. Khi bơi ngoài trời, dù trời không có nắng thì vẫn cần thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da. Nên lựa chọn loại kem chống nắng không thấm nước, và có độ SPF ở mức 50+. Mức SPF cao hơn sẽ khó thẩm thấu vào da và dễ khiến da bị khô.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi bơi: Sau khi bơi xong, nên tắm lại thật sạch bằng nước và các dung dịch làm sạch rồi lau khô. Dùng bông tai thấm khô nước bên trong tai, rửa mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ.

Lưu ý đặc biệt: Phụ nữ đã và đang trong kỳ “đèn đỏ” hay đang điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì không nên tham gia bơi lội.

Những điều cần lưu ý khi đi bơi trước và sau

Những điều lưu ý khi đi bơi mà bạn cần biết để có thể có những trải nghiệm tuyệt vời tại bể bơi.

Lưu ý khi đi bơi – Không nên ăn quá no trước khi bơi

Việc ăn hay uống quá nhiều trước khi đi bơi sẽ làm cho bạn có cảm giác căng bụng khó chịu, uể oải, hay thậm chí đau bụng làm ảnh hưởng tới việc luyện tập.
Theo cơ sở khoa học thì cơ thể sẽ mất khoảng 45 phút để có thể tiêu hóa được hầu hết lượng thức ăn thu nạp vào trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn muốn hoàn toàn tập trung và không bị chi phối bởi việc đau bụng khi ăn quá no trong khi tập bơi thì tốt nhất trong vòng 45 phút trước khi bơi không nên ăn quá nhiều nhé.

cac-benh-thuong-gap-khi-di-boi
Khởi động kỹ trước khi xuống bơi

Khởi động kỹ cơ thể trước khi bơi – Lưu ý khi đi bơi số 2

Để hạn chế những nguy cơ như bị chuột rút, sự cố khi bơi… thì trước khi xuống bể bơi, bạn phải thực hiện các bài tập khởi động thật kỹ làm ấm cơ thể và để kéo căng các cơ xương trong cơ thể. Tốt nhất bạn nên khởi động từ ít nhất khoảng 10-15 phút trước khi bắt đầu xuống bơi bằng các bài tập như khởi động các khớp tay, chân, cổ…

Uống nước đầy đủ

Cũng giống với nhiều môn thể thao khác thì khi tham gia bạn cũng sẽ cần luư ý khi đi bơi là phải bù đắp lượng nước cho cơ thể. Hơn nữa thì tham gia bơi lội khiến cho cơ thể bị khử nước, mất nước nhiều hơn các môn thể thao khác. Vì vậy luư ý khi đi bơi là bạn nên chuẩn bị sẵn một bình nước để cơ thể được giải khát bất cứ lúc nào.

Làm sạch tai sau khi bơi

Tai chính là bộ phận mà rất dễ bị viêm nhiễm đối với những người mới tập bơi. Thông thường, khi đi bơi thì nước tại bể bơi dễ bị lọt vào bên trong tai. Đó chính là thủ phạm gây cho tai bị viêm nhiễm. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó sẽ có thể biến chứng và gây ra viêm tai giữa cùng nhiều rắc rối khác.

cac-benh-thuong-gap-khi-di-boi
Lưu ý khi đi bơi – Tắm tráng sạch sẽ sau khi bơi xong

Tắm gội sạch sẽ ngay sau khi đi bơi

Nước tại bể bơi có thể sẽ khiến cho da bạn bị khô do những hóa chất có bên trong. Chính vì vậy nên bạn cần phải tắm gội lại bằng nước sạch ngay sau khi bơi xong cùng với các dung dịch làm sạch dịu nhẹ. Sử dụng cách này thì cũng có thể các bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ ảnh hưởng bởi mặt trái của nước bể bơi đến làn da, mái tóc và cơ thể của mình nhé.

Một số bài viết liên quan

Đăng ký nhận tư vấn qua website và nhận ngay ưu đãi tới 40% tất cả dịch vụ đẳng cấp 5 sao

Đừng quên nhấp vào liên kết dưới đây để nhận ưu đãi giảm giá 40% cho tất cả các dịch vụ 5 sao tại SUN Fitness.

SUN Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 4A Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *