Tư thế ngồi thiền đúng cách và 4 nguyên tắc không thể bỏ qua

tu-the-ngoi-thien-hieu-qua

Có một câu danh ngôn về thiền định đã nói : “Hãy tĩnh lặng tâm trí, và tâm hồn sẽ nói”. Thực tế, phương pháp ngồi thiền không chỉ giúp con người tập trung, kiên nhẫn mà còn giúp tĩnh tâm và giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là phương pháp này nên được thực hiện hàng ngày.

Tuy nhiên, để phát huy tốt tác dụng của bộ môn , bạn cần hiểu như thế nào là tư thế ngồi thiền phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc về các nguyên tắc của việc ngồi thiền.

 

Ngồi thiền là gì ?

Ngồi thiền là phương pháp giúp tâm chúng ta loại bỏ đi những nhiều suy nghĩ xô bồ, đưa ta dần đi vào trạng thái tâm tĩnh. Một định nghĩa khác, ngồi thiền là một kỹ năng đơn giản trong yoga giúp làm tăng sự chú ý và tập trung, giúp kết nối cơ thể & hơi thở để đạt được trạng thái thư giãn, cũng như tăng cường sự thấu hiểu bản thân và phát triển tiềm năng vốn có bên trong bạn.

Khi chưa thực hiện ngồi thiền, chúng ta sẽ khó có thể cảm nhận được những lợi ích mà việc này đem lại. Tuy nhiên, chỉ cần dành ra 1 ít thời gian từ 5 đến 20 phút/mỗi ngày, bạn có thể sẽ bị “ghiền” đó. Khi đã dần có thói quen, ngày nào mà bạn không thực hiện thì hôm đó cơ thể sẽ cảm thấy rất bí bách.

Theo Tâm lý học, thiền định được định nghĩa khác : “ thiền một trong nhóm các phương pháp rèn luyện tinh thần được thiết kế để giúp người tập làm quen với các loại quá trình tâm thần một cách cụ thể”.

Lợi ích của ngồi thiền

loi-ich-viec-ngoi-thien
Lợi ích của việc ngồi thiền

Đây là liệu pháp được ví như cách chữa lành tâm hồn”, giúp giảm stress hiểu quả  được rất nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Sau khi thiền định, gần như mọi lo âu, căng thẳng hay bệnh tật đều được giải tỏa. Đặc biệt hơn, phương pháp “thiền” còn giúp tăng khả năng tập trung, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng, tâm hồn rộng mở hơn.

Một số lợi ích cụ thể mà ngồi thiền đem lại :

  • Ngăn chặn sự lão hóa
  • Cải thiện trí nhớ
  • Cải thiện và chữa mất ngủ
  • Ổn định huyết áp

Nguyên tắc ngồi thiền không thể bỏ qua

nguyen-tac-ngoi-thien
Các nguyên tắc ngồi thiền không thể bỏ qua

1. Điều chỉnh tư thế ngồi

Tư thế ngồi thiền đúng cách sẽ giúp dễ dàng đi sâu vào thế giới thiền. Bạn có thể chọn vị trí ngồi thiền mà bạn thích. Nhưng cần đảm bảo được rằng không gian xung quanh sẽ yên tĩnh và tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thả lỏng. Bạn có thể lựa chọn ngồi thiền trên gối, đệm, ghế … Nhưng tư thế ngồi chuẩn nhất là ngồi trên 1 mặt phẳng.

2. Giữ thẳng cột sống

Tư thế ngồi chuẩn đảm bảo các bộ phận như cột sống lưng, vai, cổ sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình thiền. Điều chỉnh phần lưng, cổ và vai cùng nằm trên một đường thẳng với cột sống.

Cùng tham khảo cách giữ thẳng cột sống khi thiền

  • Đầu tiên, nhẹ nhàng nâng cao từ từ cả cơ thể để kéo dài phần cột sống.
  • Hít một hơi thật sâu, sau đó mở rộng ngực.
  • Cảm nhận nguồn năng lượng được len lỏi từ gốc cột sống và thoát ra ngoài qua đỉnh đầu.
  • Điều chỉnh nhịp thở nhẹ nhàng tuy nhiên vẫn cố gắng giữ cho cột sống luôn thẳng.

Một chút lưu ý ở đây là bạn cần thả lỏng hai tay và toàn thân thoải mái.

3. Thả lỏng tay, vai và cằm

Đối với hai tay: Nhẹ nhàng đặt tay lên đùi để lòng bàn tay hướng xuống phía dưới. Một số nghiên cứu về thiền cho thấy, để lòng bàn tay theo chiều đi xuống sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, tập trung và sẽ giải phóng năng lượng trong cơ thể tốt hơn.

Mặt khác, cũng có thể áp dụng cách : để bàn tay phải lên trên bàn tay trái để hai ngón cái chạm nhẹ vào nhau. Tiếp sau, đặt tay lên đùi để lòng bàn tay hướng lên. Cách này cũng sẽ giúp cho cơ thể có thể tạo ra nhiệt và nhiều năng lượng cho cơ thể.

Phan-tay-khi-ngoi-thien

Phần vai: Thả lỏng vai tối đa và rũ xuống nhưng phải đảm bảo cột sống vẫn được giữ thẳng. Lưu ý: điều chỉnh độ cao hai bên vai sao cho bằng nhau, tránh một bên cao, một bên thấp.

Thả lỏng cằm: Cằm cũng cần giữ trong tình trạng tự nhiên & thoải mái nhất. Hãy cố gắng thả lỏng cơ mặt, phần cằm rớt nhẹ, không dùng sức gồng phần đầu và cổ. Thực tế đã chứng minh nếu bạn tì ép cằm chặt vào cơ thể và căng cơ mặt thì sẽ dễ gây ra hiện tượng khó thở, thở không sâu, bị đứt quãng trong quá trình thiền.

4. Khép hờ mắt

Tư thế ngồi thiền đúng cách bao gồm cả bước khép hờ mắt. Giữ cho phần mắt, mí mắt và  cả khuôn mặt được nhẹ nhàng và thư giãn bằng cách khép nhẹ mắt. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ là cảm thấy thoải mái mà còn làm tăng khả năng tập trung, tránh bị mất tập trung do các nhân tố, yếu tố bên ngoài khi trong quá trình thiền.

5. Lựa chọn không gian thiền

Lựa chọn không gian ngồi thiền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định việc thiền của bạn có thành công hay thất bại. Chính vì vậy trước khi bắt đầu, bạn nên tìm một không gian thật sự yên tĩnh. Việc tiếp theo cần làm là hãy tắt hết tất cả các thiết bị di động, máy tính hay TV. Hãy đảm bảo không điều gì có thể làm phiền bạn trong quá trình bạn ngồi thiền.

khong-gian-thien

6. Đưa ra thời gian và cam kết mục tiêu đạt được

Thời gian cũng là một trong số yếu tố khá quan trọng đối với ngồi thiền. Hãy đưa ra mục tiêu thời gian hợp lý với cá nhân bạn. Với người mới bắt đầu, không thiền thời gian quá dài vì như vậy dễ gây chán nản cho bạn, thiếu kiên trì; cũng không đặt thời gian quá ngắn nhằm đảm bảo hiệu quả mang lại khi ngồi thiền. Khung thời gian lý tưởng nhất  dànhcho người mới bắt đầu là khoảng 5 đến 10 phút.

7. Sự thoải mái của cơ thể khi ngồi thiền

co-the-thoai-mai-khi-thien

Cần xác định rõ tư thế ngồi thiền bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất. Có thể lựa chọn tư thế phù hợp với bạn, không cố định lúc nào cũng phải ngồi khoanh chân, bạn có thể ngồi trên ghế hay sàn nhà, bất cứ đâu miễn sao cơ thể bạn trong một trạng thái thả lỏng nhất.

8. Chú ý vào hơi thở – không phân tích nó

Việc hít thở đúng cách khi ngồi thiền là một yếu tố mà bạn cần để tâm đến nó. Hít thở một cách đều đặn sẽ giúp bạn thư giãn và dễ chịu hơn khi ngồi thiền trong một khoảng thời gian dài. Không những vậy, tập trung vào hơi thở sẽ giúp duy trì thời gian ngồi thiền lâu hơn bạn mong muốn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một chút rằng tránh phân tích hơi thở. Bởi vì điều này có thể khiến cho bạn bị ảnh hưởng, mất tập trung trong toàn bộ quá trình thiền của bạn.

9. Tập trung vào suy nghĩ của chính bạn

Khi bắt đầu làm quen với thiền, khó khăn nhất mà đa số mọi người mắc phải chính là tiềm thức và suy nghĩ của bạn thường lạc vào những suy nghĩ mông lung khác. Cách giải quyết tốt nhất chính là hướng suy nghĩ của mình sang một việc khác và việc đó chính là hơi thở. Hãy cố gắng biến sự tập trung vào nhịp thở trở thành thói quen, khi đó bạn sẽ có thể  dễ dàng chinh phục việc ngồi thiền ở thời gian lâu hơn.

tap-trung-suy-nghi

10. Đừng quá khắt khe với bản thân – tập luyện vừa đủ

Tác dụng của ngồi thiền mang lại cho cơ thể thật đáng để bạn đầu tư thời gian & tâm huyết tập luyện. Nhưng cũng đừng quá khắt khe với bản thân mình. Việc tập luyện nên dừng lại ở mức vừa đủ, không phải là bạn càng bỏ nhiều thời gian trong ngày để ngồi thiền thì kết quả nhận được sẽ đến nhanh chóng hơn. Thay vì cố gắng ép bản thân ngồi thiền trong khoảng thời gian dài,  nên dành thời gian để lắng nghe cơ thể, tâm hồn của mình để biết chính xác lúc nào bạn thật sự muốn chìm sâu vào thế giới thiền.

11. Kết hợp  một chế độ ăn uống thanh đạm

Sau khi thiền định, cách tốt nhất là bạn nên ăn uống thanh đạm. Bạn nên hạn chế sử dụng nhiều thịt mà bổ sung nhiều rau củ, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ việc thiền định 1 cách hiệu quả. Chế độ ăn bổ sung các loại hạt, thêm nhiều rau củ quả sẽ giúp thanh lọc cơ thể,  khiến tâm trí thoải mái và cơ thể cũng sẽ dẻo dai, khỏe mạnh hơn.

12. Thực hành thiền vào một khung giờ nhất định

Để việc ngồi thiền đạt hiệu quả cao, cần thực hiện một cách đều đặn mỗi ngày  và vào một khung giờ nhất định thì phương pháp này mới phát huy được tác dụng tốt nhất. Lựa chọn hành thiền mỗi sáng thức dậy, lúc mặt trời mọc hoặc buổi tối trước khi đi ngủ sẽ là 1 lựa chọn cũng khá là tốt. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho bạn, giúp bạn cảm nhận sự thư giãn trong tâm hồn, ngủ ngon sâu giâccs và làm việc năng suất hơn.

Hướng dẫn tư thế ngồi thiền đúng cách dễ thực hiện

tu-the-ngoi-thien
Tư thế ngồi thiền đúng cách dễ thực hiện

Hít thở sâu chính là yếu tố quan trọng, nó quyết định cách bạn ngồi thiền đúng và hiệu quả. Đừng ép bản thân phải hít thở  liên tục mà hãy để hơi thở đến một cách tự nhiên. Từ từ hít thở sâu một cách chậm rãi, hơi thở ra gấp đôi hơi hít vào. Thay vì nghĩ đến những áp lực trong cuộc sống, tập trung suy nghĩ vào hơi thở. Khi cảm thấy việc hít thở sâu diễn ra tự nhiên, tâm hồn thư thái chính là lúc bạn đạt được hiệu quả trong ngồi thiền. Với người mới tập, đôi khi hơi thở và cả suy nghĩ của bạn cũng sẽ đi lan man. Lúc này, cần nhanh chóng trở lại lấy lại sự tập trung. Không cần quá căng thẳng khi bị mất tập trung, từ từ hướng sự chú ý của mình quay trở lại việc lắng nghe hơi thở và sự phân tâm sẽ dần tan biến.

Để thoát ra khỏi trạng thái ngồi thiền bạn sẽ mở mắt ra và từ từ đứng dậy. Sau đó, có thể thực hiện một số động tác giãn cơ sau khi ngồi thiền để thư giãn.

Để phát huy tối đa những tác dụng phương pháp ngồi thiền mang lại, bạn cần ghi nhớ tư thế ngồi thiền đúng cách sau:

  • Ngồi yên tĩnh trên một mặt phẳng thoải mái( sàn nhà, trên ghế,thảm,…).
  • Điều chỉnh tư thế khi ngồi:  đầu, cổ, lưng và cột sống giữ thẳng.
  • Khoanh 2 chân trên sàn, đùi và bắp chân tạo với nhau một góc 90 độ, từ mắt cá chân lên đầu gối phải để thẳng.
  • Hai tay đặt nhẹ lên trên đùi hoặc trên đầu gối.
  •  Thả lỏng tay – vai – cằm, khép hờ mắt và tiến vào trạng thái thiền định.

Có thể bạn quan tâm

Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUTN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 4A Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *