Bị căng cơ bắp chân khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

[thumb]-bi-cang-co-bap-chan-khi-ngu

Bị căng cơ bắp chân khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho vấn đề này.

Căng cơ bắp chân là gì?

Căng cơ bắp chân là tình trạng cơ bắp chân bị kéo giãn quá mức, dẫn tới căng cứng và không có khả năng thư giãn. Người bị căng cơ sẽ thấy bắp chân đau buốt và gặp khó khăn khi cử động. 

Trong một số trường hợp, vùng căng cơ thậm chí còn bị sưng và xuất hiện vết bầm tím. 

Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân khi ngủ

Nhiều người dễ bị căng cơ bắp chân khi ngủ vào buổi tối do ảnh hưởng bởi những thói quen vận động vào ban ngày, cụ thể là:

  • Tập luyện quá sức hoặc sai cách: Khi dồn lực quá mức ở bắp chân, các sợi cơ sẽ bị kéo căng ra dẫn đến tổn thương. Ngoài ra, việc xem nhẹ các bài khởi động khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng gây căng cơ và tăng nguy cơ chấn thương.
  • Chuyển động lặp lại ở cùng một vị trí: Các vận động viên dễ bị căng cơ chân do sử dụng liên tục và lặp đi lặp lại các cơ ở cùng vị trí bắp chân. Điều này làm mất cân bằng hệ thống cơ chân, tạo áp lực lên khớp và các dây thần kinh.
  • Một số nguyên nhân khác như: chấn thương, tác dụng phụ của thuốc, mang giày dép không phù hợp, vấn đề lão hóa, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh về tuần hoàn máu,…
Có nhiều nguyên nhân gây căng cơ bắp chân
Có nhiều nguyên nhân gây căng cơ bắp chân

Những phương pháp điều trị căng cơ bắp chân

Điều trị tại nhà

Dưới đây là những cách điều trị đơn giản nếu bị căng cơ bắp chân khi ngủ mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà.

  • Nghỉ ngơi: Đây là cách đơn giản nhất, người bệnh chỉ cần hạn chế vận động và giữ chân ở tư thế thoải mái để các cơ được thư giãn, 
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể dùng khăn lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vị trí bị căng cơ, cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
  • Xoa bóp: Thực hiện những động tác xoa bóp nhẹ nhàng và đúng cách cũng giúp cơ chân nhanh phục hồi.
  • Băng ép: Với cách này, người bệnh dùng băng thun hoặc băng y tế quấn quanh vùng chân bị căng cơ để giảm đau. Lưu ý không quấn quá chặt.
  • Kê cao vùng tổn thương: Việc đặt một chiếc gối phía dưới cổ chân giúp nâng vùng chân cao hơn tim, nhờ đó cơ chân được thư giãn hiệu quả. 

Điều trị y tế

Khi các phương pháp điều trị tại nhà không phát huy tác dụng, việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tìm ra cách chữa căng cơ bắp chân phù hợp. Một số phác đồ điều trị có thể kể đến là:

  • Sử dụng thuốc: Tùy tình trạng mà bệnh nhân sẽ được kê các thuốc như: thuốc giãn cơ giúp giảm tình trạng co cứng, thuốc corticoid giúp kháng viêm và giảm đau, thuốc kháng sinh dùng khi bị căng cơ chân có liên quan tới nhiễm trùng,… 
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập với cường độ phù hợp giúp kéo giãn cơ và tăng cường sức mạnh cơ. Ngoài ra, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage,… cũng có thể được tính đến.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp rách cơ, gân, mạch máu,… Người bệnh sẽ được phẫu thuật gây mê toàn thân, sau đó cần bó bột trong vài tuần cho đến khi các tổn thương lành hẳn. 
Điều trị căng cơ bắp chân bằng điều trị y tế
Điều trị căng cơ bắp chân bằng điều trị y tế

Phòng tránh căng cơ bắp chân như thế nào?

Chế độ sinh hoạt

  • Bổ sung dinh dưỡng: Bạn cần uống đủ nước để tránh ứ đọng acid lactic trong cơ, ăn thực phẩm giàu canxi và magie như rau bina, bông cải xanh, hạt vừng, trứng, sữa, phô mai,… để cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ.
  • Massage và xông hơi: Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả, vừa giúp bạn thư giãn vừa giúp giải phóng các áp lực tích tụ lên cơ. 
  • Tắm muối epsom: Muối epsom rất giàu magie. Tắm nước nóng pha muối epsom mỗi tối vừa kích thích lưu thông máu giúp ngủ ngon, vừa giúp giãn cơ một cách tự nhiên. Nhờ đó, bạn sẽ phòng tránh được nguy cơ bị căng cơ bắp chân khi ngủ.

Chế độ vận động

  • Vận động khoa học: Bạn cần hiểu rõ thể trạng bản thân để lựa chọn các hình thức vận động phù hợp, cường độ từ nhẹ đến nặng, tránh các hoạt động đột ngột hoặc liên tục gây sức ép lên cơ.
  • Tập các bài khởi động và giãn cơ đúng cách: Trong tập luyện, bạn cần chú ý các bài khởi động trước tập và các bài giãn cơ sau tập, giúp cơ thể dần thích nghi và tránh các chấn thương như bị căng cơ, chuột rút,… Hãy lựa chọn đến phòng tập thay vì tự tập tại nhà để được hướng dẫn kỹ thuật bởi những người có chuyên môn.
Tập luyện với huấn luyện viên tại phòng tập SUN Fitness & Pool giúp giảm căng cơ bắp chân
Tập luyện với huấn luyện viên tại phòng tập SUN Fitness & Pool giúp giảm căng cơ bắp chân

Gợi ý một số bài tập giúp giãn cơ chân

Bài tập với chiếc khăn

  • Nằm ngửa, dùng khăn vòng qua bàn chân và giữ hai đầu khăn bằng hai tay
  • Kéo khăn để nâng một chân lên từ từ trong khi chân đó vẫn duỗi thẳng
  • Chân còn lại cố định mặt đất
  • Giữ tư thế trong 10-20 giây rồi đổi chân
Bài tập với chiếc khăn
Bài tập với chiếc khăn

Bài tập đứng vai

  • Nằm ngửa, đưa hai chân lên cao khép lại với nhau
  • Đặt tay dưới lưng và nâng lên từ từ đến khi trọng lượng cơ thể chuyển xuống vai, cổ và đầu
  • Giữ tư thế trong 30-60 giây
Bài tập đứng vai - bài tập giúp những người bị căng cơ bắp chân thư giãn
Bài tập đứng vai – bài tập giúp những người bị căng cơ bắp chân thư giãn

Bài tập kê chân lên tường

  • Nằm ngửa, kê chân lên tường, mông áp sát tường
  • Hai chân áp chặt nhau và vuông góc với mặt sàn
  • Hai tay thả lỏng, mắt nhắm, tập trung hít thở
  • Giữ tư thế trong 5 phút
Bài tập kê chân lên tường
Bài tập kê chân lên tường

Các bài tập sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu được luyện tập đúng cách. Vì vậy, hãy nhờ đến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên để có lộ trình tập bài bản và phù hợp nhất.

Bài viết liên quan:

Tổng kết

Bị căng cơ chân khi ngủ không phải tình trạng hiếm gặp nhưng dễ bị xem nhẹ. Hãy lựa chọn phòng tập SUN Fitness & Pool để duy trì sức khỏe và tự bảo vệ bản thân trước những hệ quả không mong muốn của chứng bệnh này.

Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *