[Kinh nghiệm] Làm gì khi bà bầu bị căng cơ chân?

lam-gi-khi-ba-bau-bi-cang-co-chan

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với nhiều nỗi lo trong suốt thai kỳ, trong đó có vấn đề căng cơ. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để xử lý hiệu quả tình trạng bà bầu bị căng cơ chân.

Căng cơ chân là gì? Bà bầu bị căng cơ chân có nguy hiểm không?

Căng cơ chân là tình trạng cơ chân bị kéo giãn quá mức, dẫn tới căng cứng, vượt quá ngưỡng chịu đựng và không có khả năng thư giãn. Người bị căng cơ sẽ thấy chân đau buốt và gặp khó khăn khi cử động. 

Đây là vấn đề phổ biến với phụ nữ mang thai, có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối. Vì vậy, các bà bầu bị căng cơ chân không cần quá lo lắng. 

Căng cơ chân là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai
Căng cơ chân là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai

Tuy nhiên, nếu tình trạng căng cơ gia tăng về mức độ hoặc kèm theo những triệu chứng khác cảnh báo các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, bà bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây căng cơ chân ở bà bầu

  • Lượng máu tăng đột ngột: Lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên suốt thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi. Khi việc lưu thông máu kém dẫn tới mẹ bầu bị căng cơ chân.
  • Tăng cân và áp lực từ tử cung: Thai nhi không ngừng phát triển gây áp lực lớn lên tử cung, cùng với đó cân nặng của mẹ bầu cũng tăng dần trong thai kỳ. Tất cả trọng lượng của mẹ và của thai nhi dồn xuống chân dễ gây triệu chứng căng cơ.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ bắp như canxi, magie, kali,…cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị căng cơ chân.
  • Ốm nghén: Ở những tháng đầu thai kỳ, do tình trạng ốm nghén, bà bầu có thể bị nôn ói, mệt mỏi, chán ăn,… dẫn tới mất nước và rối loạn cân bằng điện giải. Hệ quả là tình trạng căng cơ ở một số bộ phận cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây căng cơ chân ở bà bầu
Có nhiều nguyên nhân gây căng cơ chân ở bà bầu

Những phương pháp xử lý khi bà bầu bị căng cơ chân

Điều trị tức thời

  • Nghỉ ngơi: Đây là cách đơn giản nhất, bà bầu bị căng cơ chân chỉ cần hạn chế vận động và giữ chân ở tư thế thoải mái để các cơ nhanh phục hồi, 
  • Massage: Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng và đúng cách cũng giúp vùng cơ chân bị tổn thương được xoa dịu.

Điều trị dự phòng

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống khoa học và đủ chất là chìa khóa để mẹ bầu đối mặt với mọi vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

  • Mẹ bầu cần bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu canxi, photpho, magie, kali, acid folic như các loại rau màu xanh thẫm, rau họ đậu, trái cây, hải sản, ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa,… để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ.
  • Đặc biệt, bà bầu cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh rối loạn điện giải và giúp đào thải các độc tố tích tụ tại cơ.
  • Mẹ bầu có thể bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể qua các thực phẩm chức năng như canxi, magie, vitamin tổng hợp,.. để nâng cao thể trạng, phòng ngừa căng cơ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế.
Dinh dưỡng phù hợp giúp căng cơ chân không còn là nỗi lo của bà bầu
Dinh dưỡng phù hợp giúp căng cơ chân không còn là nỗi lo của bà bầu

Chế độ sinh hoạt: Việc thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học giúp bà bầu phòng tránh được nhiều vấn đề về cơ và xương khớp.

  • Bà bầu cần tránh tăng cân quá mức hoặc tăng cân đột ngột. Việc kiểm soát cân nặng vừa giúp giảm thiểu tình trạng bà bầu bị căng cơ chân, vưa giúp phòng ngừa bệnh lý thai kỳ như tiểu đường, tiền sản giật, suy giãn tĩnh mạch,… 
  • Ngâm chân với nước ấm và thảo mộc trước khi đi ngủ cũng giúp cơ thể thư giãn, kích thích lưu thông máu. Nhờ vậy, bà bầu có thể hạn chế các bệnh về cơ và có giấc ngủ ngon.
  • Việc lựa chọn giày dép cũng cần phù hợp để giữ đôi chân mẹ bầu luôn thoải mái, hạn chế tình trạng căng cơ.

Chế độ vận động: Thai phụ cần thận trọng khi vận động để tránh những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Song thay vì chỉ ngồi một chỗ, việc vận động hợp lý vừa giúp phòng ngừa tình trạng mẹ bầu bị căng cơ chân, vừa có lợi cho quá trình sinh nở sau này. 

  • Các bài tập nhẹ nhàng cho mẹ bầu như đi bộ, yoga,… được khuyến khích thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày dưới sự tư vấn của người có chuyên môn. 
  • Ngoài ra, các mẹ bầu không nên lặp đi lặp lại một tư thế quá lâu, hoặc thay đổi tư thế đột ngột, để tránh căng cơ, chuột rút, tê bì tay chân.
Vận động đúng cách giúp bà bầu hạn chế căng cơ
Vận động đúng cách giúp bà bầu hạn chế căng cơ

Gợi ý bài tập giúp bà bầu giảm căng cơ chân

Bài tập này tác động lên phần cơ ở bụng chân, vì vậy rất hữu hiệu cho những bà bầu bị căng cơ chân. Cách thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, quay mặt về phía tường, đặt hai tay lên tường để có điểm tựa
  • Đặt một chân áp sát tường, mũi chân hướng lên trên, giữ thẳng chân cho đến khi cảm nhận cơ phía sau chân căng lên
  • Giữ nguyên trong 20-30 giây, sau đó đổi chân

Tổng kết

Nếu bạn đang trong quá trình mang thai, hãy tự trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để tình trạng bà bầu bị căng cơ chân không còn là nỗi lo. Còn nếu bạn đang dự định có thai, hãy để SUN Fitness & Pool giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.

Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *