[Hướng dẫn] tư thế giảm đau bụng kinh “cứu cánh” hội chị em

Những ngày “đèn đỏ” gây ra bao bất tiện và khó chịu cho phái yếu, đặc biệt là những cơn đau bụng dữ dội ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt. Dưới đây là các tư thế giảm đau bụng kinh giúp xoa dịu những cơn đau hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến và tùy từng thể trạng, cơ địa mà sinh ra những cơn đau với mức độ khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Tử cung co thắt mạnh để đẩy lớp niêm mạc ra bên ngoài.
  • Kết cấu tử cung bẩm sinh bị hẹp hoặc ngả trước, sau khiến niêm mạc khó thoát ra.
  • Sự gia tăng của chất trung gian hóa học như progesterone và prostaglandin.
  • Mắc một vài bệnh lý khác.

2 tư thế nằm giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất

Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần được nghỉ ngơi và để giảm thiểu đau bụng kinh, các chị em có thể áp dụng các tư thế nằm sau:

Tư thế nằm nghiêng và co người

Tư thế nằm nghiêng người, chân co lên phía trước sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm áp lực lên cơ bụng và không ảnh hưởng tới nội tạng. Do đó, mức độ cơn đau được giảm thiểu, bạn sẽ thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Tư thế nằm ngửa và kê thêm gối dưới chân

Với tư thế này trọng lượng cơ thể được phân tán đều, giảm áp lực lên các vùng khác. Toàn bộ cơ thể sẽ được thả lỏng thoải mái. Ngoài ra, đặt gối dưới chân cao hơn cột sống giúp hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Do đó, các cơn đau bụng cũng được hạn chế.

Hạn chế tư thế nằm sấp

Nhiều người cho rằng đây là tư thế giảm đau bụng kinh. Nhưng ngược lại, nằm sấp gây ra nhiều tác hại xấu tới sức khỏe. Khi nằm như vậy đồng nghĩa bạn tạo áp lực đè lên các cơ quan nội tạng và tử cung khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, tư thế này còn ảnh hưởng tới cột sống và sự phát triển của ngực, nhất là những bạn gái trong độ tuổi dậy thì. 

6 tư thế yoga giảm đau bụng kinh an toàn

Ngoài các tư thế giảm đau bụng kinh kể trên, các chị em có thể vận động nhẹ nhàng và thực hiện 6 tư thế yoga dưới đây để khắc phục những cơn đau.

Động tác em bé

Thực hiện tư thế quỳ: ngồi trên gót chân, hai chân sát nhau, hai tay đặt lên đùi đồng thời hít thở sâu. Gập người sao cho phần ngực chạm đùi, hai tay trượt dài trên thảm đồng thời thở ra.

Hoặc áp dụng tư thế nằm ngửa, co chân áp sát bụng. Dùng tay nắm ngón chân cái rồi lăn nhẹ sang hai bên trái – phải.

Tư thế em bé
Tư thế em bé

Động tác nữ thần giấc ngủ

Bạn thực thiện tư thế bắt đầu bằng cách nằm ngửa trên thảm. Hai chân tạo thành hình cánh bướm, hai lòng bàn chân chạm nhau, hạ gối sáng hai bên. Cánh tay buông dọc theo sát thân người, lòng bàn tay ngửa lên. Động tác này giúp cơ thể được thả lỏng hoàn toàn, mở vùng xương chậu và có tác dụng giảm đau.

Tư thế nữ thần giấc ngủ
Tư thế nữ thần giấc ngủ

Động tác nằm ôm chân

Động tác này khá giống với tư thế em bé số 2 nhưng đơn giản hơn. Bạn cần nằm ngửa lưng trên thảm, dùng tay ôm chân, cố định phần đầu gối đồng thời co chân áp chặt phần đùi vào phần ngực. Giữ nguyên tư thế lâu nhất có thể và làm lại động tác từ 7 – 10 lần. 

Tư thế nằm ôm chân
Tư thế nằm ôm chân

Động tác rắn hổ mang

Thực hiện động tác như sau: nằm sấp trên thảm, bàn tay chống xuống, hít thở sâu đồng thời nâng dần thân người lên trên. Chú ý nâng người tối đa sao cho cánh tay thẳng, lưng giãn hướng ra sau, ngửa mặt lên trần. Giữ tư thế trong khoảng 10 giây và lặp lại tư thế 5 lần.

Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang

Động tác cây cầu

Đây là tư thế giảm đau bụng kinh rất hiệu quả. Bắt đầu tư thế chuẩn bị bằng cách nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng sát thân người. Sau đó, co chân lên sao cho cẳng chân với mặt sàn tạo thành góc 90 độ. Cố định chân và dùng sức nâng hông lên từ từ. Giữ  tư thế trong khoảng 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

Động tác chân áp vào tường

Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên thảm, thả lỏng cơ thể. Tiếp theo, đặt hai chân áp sát vào tường, lòng bàn chân hướng lên trên. Điều chỉnh tư thế sao cho tạo thành góc 90 độ với mặt sàn. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 phút rồi hạ chân và về vị trí ban đầu.

Tư thế áp chân vào tường - tư thế giảm đau bụng kinh
Tư thế áp chân vào tường

Một số mẹo nhỏ chị em nên biết trong kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh việc áp dụng các tư thế giảm đau bụng kinh kể trên. Hội chị em có thể tham khảo thêm các mẹo sau đây để hỗ trợ tình trạng này.

  • Sử dụng túi chườm bụng hoặc ngâm, tắm nước nóng.
  • Ăn socola giúp cải thiện tâm trạng và có tác dụng giảm đau.
  • Đa phần chị em đều muốn nghỉ ngơi khi tới tháng. Dù vậy, chúng ta vẫn cần tập luyện nhẹ nhàng. Duy trì tập các bộ môn như: đạp xe, yoga, pilates, kegel….cũng là cách giảm đau khá hiệu quả.

Kết luận

Hi vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp các chị em vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách dễ chịu và nhẹ nhàng nhất. Đừng quên theo dõi và đọc các bài viết khác tại Sunfitness nhé!.

SUN Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *