[Giải đáp] Nguyên nhân và cách trị đau cơ liên sườn

Đau cơ liên sườn hiện đang là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Đây là cơn đau xảy ra ở vùng cơ nối các xương sườn trên cơ thể. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng chủ yếu là do chấn thương vùng cơ hoặc có thể do bị viêm hay nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu tường tận về căn nguyên và cách khắc phục của cơn đau này.

Về cơ liên sườn 

Cơ liên sườn là nhóm cơ nối ở vùng xương sườn của cơ thể. Nhiệm vụ của nó là giúp giữ ổn định khung xương và hỗ trợ trực tiếp cho quá trình hô hấp. Cụ thể khi bạn hít thở, khung xương và vùng cơ quanh nó sẽ giãn nở và thu nhỏ lại theo từng chuyển động của phổi. Bên cạnh đó, vùng cơ này còn có vai trò trong quá trình luyện tập thể hình và tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Do đó các vận động viên là những đối tượng thường gặp của đau cơ liên sườn.

Đau cơ liên sườn là gì?

Định nghĩa

Đau cơ liên sườn là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, cơn đau sẽ xảy ra ở vùng cơ dọc hai bên xương sườn. Tùy vào cường độ mắc của người bệnh là cấp tính hay mãn tính mà cơn đau sẽ gây ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhưng dù mức độ đau như thế nào thì bệnh lý này vẫn gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.

Đau cơ liên sườn là gì?
Đau cơ liên sườn là gì?

Nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân thường gặp gây ra đau cơ liên sườn, đó là:

  • Tập các bài tập thể hình hay thể dục thể thao quá sức: Các tổn thương vùng cơ liên sườn xảy ra ở các bộ môn liên quan đến phần eo sườn. Ví dụ: Các bài tập tạ và các môn thể thao như golf, bóng chày, tennis,… đòi hỏi các chuyển động vặn mình và gây căng cơ và các tổn thương. 
  • Chấn thương do vận động đột ngột hoặc sai cách: Các động tác vặn người đột ngột cũng có thể gây căng và rách cơ. Nâng tạ hoặc vật nặng sai cách gây lực ép lên lông ngực và gián tiếp tổn thương cơ liên sườn bao quanh nó. Nhóm nguyên nhân này bao gồm: Tư thế ngồi sai, duy trì dáng ngôi trong thời gian dài, khuân vác vật nặng thường xuyên nhưng sai cách,…
  •  Một số bệnh lý: Nếu bạn mắc bệnh viêm phổi hay nhiễm trùng phổi thì khả năng cao bạn sẽ dễ bị đau cơ liên sườn. Nếu bạn mắc bệnh loãng xương do thiếu canxi sẽ làm xương sườn suy yếu và dễ tổn thương. Một tình trạng nữa chính là viêm khớp làm hạn chế chuyển động của xương sườn và gây đau vùng cơ này.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau nhói ở vùng phía dưới ngực hoặc 2 bên phần cơ xương sườn. 
  • Đau nhiều khi hít thở sau hay khi ho, cười hay thực hiện các động tác vặn mình.
  • Đau hay nhức ở các vùng bị ảnh hưởng như lưng, bụng, nách khi đụng phải hoặc khi cử động cũng có thể là biểu hiện khá phổ biến ở người bệnh.

Tùy vào nguyên nhân đã nêu mà cơ đau sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, mức độ từ âm ỉ kéo dài đến đau nhói hay rất đau. Khi có dấu hiệu này, bạn nên chú ý và khi cần thiết nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Đau khi vặn mình là biểu hiện của đau cơ liên sườn
Đau khi vặn mình là biểu hiện của đau cơ liên sườn

Cách trị đau cơ liên sườn

Dùng thuốc

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn có chứa thành phần giảm đau, thuốc kê đơn hoặc giãn cơ khống chế cơn đau, thuốc gel hoặc kem bôi ngoài da,… Sử dụng đúng hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng. 

Thể dục thể thao điều độ và đúng cách

Trong khi bị đau và sau khi điều trị đau cơ liên sườn, bạn nên chú ý chế độ luyện tập. Có thể là do tập luyện quá mức các bài tập liên quan đến nhóm cơ này đã gây sức ép và tổn thương do đó bạn nên giảm bớt tần suất tập luyện. Thay vào đó, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng sau khi đã hỏi qua ý kiến của chuyên gia như: Động tác duỗi cơ thể, động tác yoga nhẹ nhàng hạn chế tác động trực tiếp lên vùng eo,….

Thực hiện các động tác yoga nhẹ nhàng giúp hạn chế tác động lên cơ liên sườn
Thực hiện các động tác yoga nhẹ nhàng giúp hạn chế tác động lên cơ liên sườn

Cách tránh đau cơ liên sườn

Tránh tại nhà

Khi tập luyện, cần chú ý các vấn đề sau

  • Khởi động kỹ đặc biệt vùng eo để tránh chấn thương.
  • Thở đúng cách và đều đặn để vừa tăng sự dẻo dai của cơ liên sườn.
  • Nếu bạn mắc các bệnh lý liên quan gián tiếp gây ra đau nhức ở nhóm cơ này thì nên hạn chế các bài tập về nhóm cơ này và thay vào đó bằng các môn thể thao như đạp xe đạp, đi bộ,…
  • Giãn cơ nhẹ nhàng và đúng cách để tăng sự linh hoạt và hạn chế căng cơ trong khi luyện tập nhóm cơ này.
  • Điều chỉnh cường độ luyện tập với từng giai đoạn. Không thể vì bạn muốn có cơ bụng 6 múi nhanh chóng mà chỉ tập trung luyện tập nhóm cơ liên sườn. Điều quan trọng là cần có sự cân bằng giữa các nhóm cơ như cơ đùi, cơ mông,… 

Tránh tại phòng tập

Đau âm ỉ ở phần cơ 2 bên xương sườn là biểu hiện thường gặp ở nhóm đối tượng mới bắt đầu tập gym. Nguyên nhân thường rơi vào vấn đề tập sai cách, sai cường độ, sai kế hoạch tập luyện,.. 

Nếu bạn là người có tiền sử đau cơ liên sườn, bạn nên tập luyện dưới sự hỗ trợ của PT. PT sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế, kỹ thuật thực hiện để giảm thiểu các tổn thương đến nhóm cơ này mà vẫn mang lại hiệu quả luyện tập.

Nếu bạn mới bắt đầu tiếp xúc với gym nên đăng ký các gói PT. Huấn luyện viên sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch tập luyện đúng với thể trạng và mong muốn của bạn. Ngoài ra huấn luyện viên sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bạn thực hiện các tư thế đúng để tập trung hiệu quả vào nhóm cơ mong muốn và tránh các chấn thương thường gặp ở cơ liên sườn như đã đề cập.

Đăng ký gói PT để được hướng dẫn tập luyện đúng cách hiệu quả
Đăng ký gói PT để được hướng dẫn tập luyện đúng cách hiệu quả

Kết luận

Đau cơ liên sườn không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoat. Nguyên nhân thường là do luyện tập sai cách với cường độ cao. Do đó cần cân nhắc các chế độ luyện tập phù hơp và nên có sự hỗ trợ của huấn luyện viên (PT) khi có tiền sử đau ở nhóm cơ này hoặc mới bắt đầu luyện tập.

SUN Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *