Acrophobia là gì? Tìm hiểu về nỗi sợ độ cao và triệu chứng đặc trưng

Bạn đã bao giờ cảm thấy tim đập nhanh, tay chân run rẩy khi đứng trên một tòa nhà cao tầng? Đó có thể là dấu hiệu của Acrophobia – hội chứng sợ độ cao. Nhưng đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ Acrophobia là gì? Đồng thời khám phá sự thật đằng sau nỗi sợ này, từ nguyên nhân gây ra đến cách thức để đối phó và vượt qua nó. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Acrophobia là gì?

Acrophobia hay còn gọi là hội chứng sợ độ cao là sự ám ảnh hay sợ hãi mạnh mẽ về độ cao. Người mắc Acrophobia thường cảm thấy hoảng sợ, lo lắng mỗi khi họ ở trên một nơi cao – có thể là một tòa nhà, một cây cầu, hoặc thậm chí chỉ là một cái thang. Họ có thể cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác như sẽ rơi xuống.

Acrophobia và nỗi sợ độ cao được xếp vào danh sách những nỗi sợ phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê, khoảng 2% – 5% tổng dân số trên thế giới mắc phải hội chứng này. Theo Hội Tâm lý học Mỹ, tỷ lệ người mắc phải hội chứng này ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

2. Dấu hiệu thường gặp của triệu chứng Acrophobia

2.1 Cảm giác lo lắng hoặc hoảng sợ

Các triệu chứng tâm lý thường gặp ở hội chứng Acrophobia 
Các triệu chứng tâm lý thường gặp ở hội chứng Acrophobia

Người mắc hội chứng Acrophobia thường có cảm giác mất kiểm soát, lo lắng hoặc sợ hãi mỗi khi phải đối mặt với độ cao. Họ có thể cảm thấy hoảng loạn và không thể tập trung vào bất kỳ điều gì khác ngoại trừ nỗi sợ độ cao. Cảm giác này có thể lan tỏa trong cả cơ thể của người bệnh, tạo ra một trạng thái căng thẳng và không an toàn.

2.2 Các phản ứng vật lý của cơ thể

Khi đối mặt với độ cao, người bị Acrophobia có thể trải qua một loạt các phản ứng vật lý mạnh mẽ như:

  • Tăng tiết mồ hôi
  • Buồn nôn và chóng mặt
  • Đau ngực và tim đập nhanh
  • Run rẩy tay chân
  • Cảm giác mất thăng bằng 
  • Co giật
  • Bị lú lẫn hoặc suy giảm ý thức

Những triệu chứng này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

2.3 Tránh né những nơi có độ cao

Độ cao - nỗi ám ảnh kinh hoàng của người bệnh
Độ cao – nỗi ám ảnh kinh hoàng của người bệnh

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của Acrophobia là việc tránh né mọi hoạt động liên quan đến độ cao. Chính cảm giác sợ hãi quá mức này khiến người bệnh né tránh đến những nơi cao như tòa nhà cao tầng, dốc đứng và thậm chí không thể đi máy bay. 

Điều này không chỉ hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động hằng ngày mà còn có thể cản trở khả năng di chuyển và giao tiếp xã hội của họ. Acrophobia không còn là một nỗi sợ hãi đơn thuần mà nó là một loại rối loạn có thể gây  ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh.

3. Các liệu pháp điều trị và chiến lược vượt qua Acrophobia

3.1 Điều trị bằng thuốc

Hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào được chỉ định để đặc trị chứng sợ độ cao. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể hỗ trợ và giúp làm giảm các triệu chứng của Acrophobia như thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống chóng mặt. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định điều trị bằng thuốc bạn hãy trao đổi và xin tư vấn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra an toàn và hiệu quả.

3.2 Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia

Acrophobia là gì? Làm giảm nỗi sợ bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Làm giảm nỗi sợ bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, như các nhà tâm lý học, nhà tư vấn hoặc nhà điều trị hành vi, là một phần quan trọng trong việc vượt qua Acrophobia. Chuyên gia có thể cung cấp kiến thức, hỗ trợ tư vấn và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả như liệu pháp hành vi hoặc liệu pháp hướng dẫn để giúp người bị Acrophobia khám phá và vượt qua nỗi sợ độ cao.

Đặc biệt, việc áp dụng các liệu pháp điều trị Acrophobia bằng phương pháp tâm lý đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giúp người bệnh kiểm soát và làm giảm đi nỗi sợ hãi của mình. 

3.3 Thực hiện phương pháp tiếp xúc dần với nỗi sợ

Một phương pháp hiệu quả để vượt qua Acrophobia và nỗi sợ độ cao là tiếp xúc dần với nỗi sợ đó. Bằng cách tạo ra một kế hoạch tiếp xúc từ những tình huống có độ cao thấp đến những tình huống cao hơn dần, người bị Acrophobia có thể dần quen thuộc và thích nghi với độ cao.  

Một khi có thể học cách kiểm soát những cảm xúc và khôi phục sự “thôi thúc chạy trốn khỏi mối nguy hiểm” được cơ thể nhận thức, bạn hoàn toàn có thể đưa bản thân thoát ra khỏi sự ám ảnh tâm lý này. Đồng thời, việc tiếp xúc dần cũng giúp cải thiện lòng tin và tự tin của người mắc phải, từ đó giảm bớt căng thẳng và sợ hãi.

3.4 Thực hành các bài tập thư giãn

SUN Fitness & Pool - địa điểm lý tưởng giúp bạn thực hành thư giãn
SUN Fitness & Pool – địa điểm lý tưởng giúp bạn thực hành thư giãn

Để giảm bớt căng thẳng và lo lắng liên quan đến Acrophobia, việc thực hiện các bài tập thư giãn có thể rất hữu ích. Các kỹ thuật như thở sâu, yoga, bơi lội, pilates, hoặc kỹ thuật giãn cơ có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sự thư giãn. Thực hành đều đặn các bài tập thư giãn có thể hỗ trợ quá trình vượt qua Acrophobia.

4. Kết luận

Acrophobia không phải là một trạng thái tâm lý dễ dàng để đối mặt. Tuy nhiên, với sự hiểu biết đúng đắn kết hợp với các phương pháp điều trị đã nêu ở trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Hãy bắt đầu hành trình vượt qua nỗi sợ Acrophobia của bạn ngay hôm nay!

SUN Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *