Tại sao bơi ếch bị chìm? 5 kiểu bơi ếch không bị chìm

cho-tre-hoc-boi-tu-nho-giup-cai-thien-benh-tu-ky

Tại sao bơi ếch bị chìm là câu hỏi mà các huấn luyện viên bơi lội của SUN Fitness nhận được từ các hội viên bắt đầu học bơi. Có thể nói bơi ếch là một trong những kiểu bơi đơn giản và dễ học nhất từ xưa đến nay. Qua bài viết này các huấn luyện viên của SUN Fitness sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời cũng như giới thiệu cho bạn 5 phương pháp giúp bơi ếch không bị chìm. Cùng bắt đầu ngay nhé!

Tại sao bơi ếch bị chìm?

Những lỗi trong khi bơi lội dẫn tới việc bơi ếch bị chìm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bơi ếch bị chìm. Không khó để thấy việc những người mới học bơi lúng túng với việc thực hiện các động tác tay chân kết hợp. Đó là còn chưa kể tới việc lấy hơi sao đúng kỹ thuật. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến bơi ếch bị chìm bạn có thể tham khảo:

  • Sai tư thế khi bơi, thường xuất hiện ở người mới. Phần thân trên và thân dưới không thuận với nhau dẫn tới việc phần thân dưới bị chìm với nhau và khó nổi lên trên hoặc rất vất vả.
  • Kết hợp tay chân và cơ thể không nhịp nhàng, việc cân đối cơ thể kém do chân đạp nước sai, cơ thể không nổi lên trên hoặc không lướt nước đi được.
  • Đạp chân kém, vị trí đặt chân đạp nước mở rộng quá dẫn tới không ổn định khi đạp nước. Phần mông dễ bị nhấp nhô lên xuống, dẫn tới chìm khi bơi được một đoạn ngắn.
  • Quạt tay sai động tác, thiếu lực hoặc thừa lực dẫn tới không kịp lấy hơi hoặc nhanh kiệt sức, đường nước rộng hoặc hẹp dẫn tới chân không kịp bắt nhịp.

Nguyên nhân dẫn tới những lỗi sai khi bơi ếch

tai-sao-boi-ech-bi-chim
Cứng người là tình trạng hay gặp ở những người mới bắt đầu học bơi

Có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là do người mới học bơi chưa làm quen và các động tác còn chưa được thuần thục. Có thể kể như thực hiện quạt tay chưa nhịp nhàng, lấy hơi sai kỹ thuật, quạt nước sai.

Những nguyên nhân kể trên đều dẫn tới việc cơ thể bạn bị chìm khi đi bơi, ngoài ra cũng có thể do những nguyên nhân khách quan như cơ thể bị dị tật, thừa cân hoặc sợ nước,…

5 phương pháp giúp bơi ếch không bị chìm

Tại sao bơi ếch bị chìm? Chúng ta đã tìm được câu trả lời rồi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng bơi ếch bị chìm. Dưới đây là 5 phương pháp giúp bạn học bơi nhanh hơn cũng như bơi ếch không bị chìm bạn có thể tham khảo.

Hít thở đúng kỹ thuật giúp bơi ếch không bị chìm

Bơi ếch có thành công phụ thuộc nhiều vào việc hít thở và lấy hơi đúng cách. Một mẹo nhỏ để bạn tránh được tình trạng sặc nước là hít thở bằng miệng và thở ra bằng mũi. Nhịp nhàng trong việc hít thở và lấy hơi chính là chìa khóa để bạn bơi bền bỉ và có đủ thời gian để hoàn thành một chu kỳ bơi của cơ thể. Có được điều đó sẽ giúp tránh bơi ếch bị chìm.

Kết hợp lấy hơi nhịp nhàng với cơ thể

boi-ech-bi-chim
Một buổi học kỹ thuật lấy hơi trong bơi ếch tại SUN Fitness & Pool

Để hít thở được, ngoài việc duy trì nhịp thở, bạn còn cần sự trợ giúp của cơ thể để lấy hơi. Trong khi bơi, học viên cần duy trì cơ thể tạo đường thẳng, phối hợp các cơ quan như tay, chân đạp nước tạo đà để cơ thể trồi lên trên mặt nước lấy hơi sau đó lặn xuống để tiếp tục chu kỳ.

Chi tiết cách lấy hơi khi bơi ếch, mời bạn đọc tham khảo: Cách bơi ếch đúng kỹ thuật

Quạt tay dứt khoát, đúng kỹ thuật

Bơi ếch bị chìm cũng đến nhiều từ nguyên nhân tay của bạn quạt tay chưa đúng kỹ thuật và chưa dứt khoát dẫn tới lỡ nhịp. Tay đóng vai trò định hướng cũng như giảm lực cản của nước, giúp bạn lấy hơi dễ dàng và bơi nhẹ nhàng hơn. Một lời khuyên nho nhỏ cho những người mới học bơi ếch thì nên tập luyện thuần thục từng động tác, sau đó kết hợp lại với nhau. Thực hiện trên cạn trước rồi mới xuống nước. Vừa tránh được bỡ ngỡ, lại vừa tự tin khi bơi, nhờ đó mà việc bơi lội trở nên dễ dàng hơn.

Thả lỏng thân người khi bơi ếch

be-boi-vo-cuc-ha-noi
Bể bơi vô cực Hà Nội tại SUN Fitness số 138B Chùa Láng

Tâm lý sợ nước của những người mới học bơi và chưa biết bơi là điều không hiếm gặp. Chính vì thế nên người mới học bơi thường gặp tình trạng bị gồng cứng người trong quá trình ở dưới nước. Bạn phải luôn nhớ trong đầu là thả lỏng và giữ phần thân thoải mái để linh hoạt kết hợp các động tác. Việc này thường rất ít người có thể làm được ngay trong thời gian đầu mà yêu cầu thời gian để làm quen và ổn định tâm lý.

Kỹ thuật đạp chân đúng giúp bơi tránh bơi ếch bị chìm

Khi đã thuần thục động tác quạt nước. Bạn nên luyện tập thuần thục động tác đạp chân. Đây là động tác quyết định bạn bơi có tốn sức hay không. Điều chỉnh cơ thể tránh bị gồng cứng sẽ giúp bạn thực hiện động tác đạp chân dễ dàng hơn. Hướng của bàn chân cũng sẽ giúp bạn đẩy cơ thể nổi lên trên mặt nước dễ dàng.

Lớp học bơi ếch cho người mới bắt đầu

Để học bơi ếch nhanh và an toàn nhất, hãy đến với SUN FItness & Pool để tận hưởng bể bơi bốn mùa với nhiều công nghệ hiện đại cùng đội ngũ huấn luyện viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết.

Chi tiết mời bạn đọc tham khảo qua bài viết: TOP 3 lớp dạy bơi cho người lớn tại Hà Nội – Học bơi uy tín

Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình

  • Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *