Nhiều người đã tìm đến yoga massage trong yoga trị liệu thành công. Cuộc sống quá căng thẳng mệt mỏi hay áp lực công việc chính là những nguyên nhân chính khiến cơ thể trở nên bị quá tải. Tình trạng thường xuyên xảy ra như đau đầu, đau cơ chân, tay, lưng hay xảy ra. Hoặc có những hệ lụy do chấn thương để lại khó có cách chữa khỏi hoàn toàn.
Yoga massage có lợi ích gì?
Trước khi tìm hiểu về lợi ích tuyệt vời của yoga massage thì chúng ta phải hiểu định nghĩa về yoga massage là gì.
Yoga trị liệu không giống như yoga rèn luyện cơ thể bình thường mà nó là sự kết hợp cân bằng cơ thể và tâm trí để trị bệnh. Rèn luyện cơ thể để có thể tạo ra sức khỏe tốt chống chọi với bệnh tật một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ không phải tác động bằng thuốc vào trong cơ thể. Nó có lợi cho cả phần cột sống, cơ, xương khớp và và là liều thuốc tuyệt vời nhất cho cả tinh thần của bạn.
Massage là phương pháp bấm huyệt. Mục đích để đạt được sự cân bằng giữa cả cơ thể và tâm trí. Mặt khác nó còn là sự kết hợp các bài tập yoga để lưu thông khí huyết, vận động toàn thân.
Sự kết hợp của yoga và massage làm cho bạn có được sự kết nối với môi trường xung quanh. Cơ chế của là khuyến khích sự phát triển của nhận thức và ý thức. Mục đích của nó không chỉ thư giãn cơ bắp mà còn tạo điều kiện cho nguồn năng lượng đi qua cơ thể và chữa trị bệnh hiệu quả.
Như vậy, thay vì chỉ miệt mài trong các phòng tập yoga thông thường thì bạn cũng nên chọn một chương trình massage yoga Thái cho bản thân. Nó là cách chữa bệnh đơn giản mà tuyệt vời nhất, không khiến đau đớn hay khó chịu. Tất cả là sự thoải mái trên toàn bộ cơ thể.
Tác dụng của việc tập Yoga massage
Tập yoga massage có tác dụng cải thiện hô hấp
Bộ môn yoga massage là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các tư thế và kỹ thuật hít thở đúng cách. Khi tập yoga massage, bạn sẽ không chỉ tập luyện thể chất mà còn tập luyện được cách kiểm soát hơi thở và năng lượng của mình tốt hơn. Yoga giúp bạn thư giãn, thở chậm lại và hít thở sâu hơn trong khi thực hiện các tư thế. Việc này sẽ giúp tăng cường chức năng phổi thông qua việc hít thở qua mũi khi tập yoga.
Giúp tâm an tịnh
Bài tập yoga massage giảm stress giúp bạn thoát ra khỏi dòng chảy hối hả, vội vã của cuộc sống hiện tại. Những động tác thở chậm, thư giãn, chuyển động nhẹ nhàng và thiền giúp bạn tập trung sâu vào tâm trí, quan sát mọi sự thay đổi trong cơ thể, hiểu được cơ thể mình và từ đó cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Làm cân bằng lại cuộc sống
Luyện tập sự tập trung cho bản thân, cuộc sống với quá nhiều công việc, những vấn đề phải lo lắng, khiến bạn mất bình tĩnh, rối trí, không biết phải làm việc nào trước việc nào sau hay làm việc này nhưng tâm trí lại để tâm vào việc khác. Tác dụng tập yoga thăng bằng sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể, đưa tâm trí trở lại cân bằng và thông suốt, tập trung cao độ vào công việc.
Giúp ổn định huyết áp
Bên cạnh lợi ích của yoga giảm cân, bộ môn này còn giúp giữ cho nhịp tim ổn định, đặc biệt với những lớp yoga mang tính rèn luyện về thể lực, tạo điều kiện cải thiện tim mạch, tận dụng tối đa oxy trong quá trình luyện tập. Việc hít thở sâu sẽ giúp người tập có thể giữ sức bền cho động tác, tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
Đối với những người có vấn đề về huyết áp, những động tác yoga nhẹ nhàng mang tính thư giãn sẽ giúp cải thiện tối đa, đem lại sức khỏe dẻo dai hơn. Cơ thể thay đổi linh hoạt hơn, săn chắc và thon gọn.
Những lưu ý khi tập yoga massage
Cơ thể quá cứng
Yoga massage cũng một phần giúp cơ thể bạn trở nên dẻo dai hơn. Tuy nhiên, khi tự tập ở nhà thì nhiều chị em sẽ để ý tới động tác của mình mà quên mất việc phải thả lỏng cơ thế ra hay thường bị gồng mình quá cứng trong lúc tập.
“Hãy lắng nghe cơ thể của mình” – chính là điều đầu tiên mà giáo viên Yoga thường nhắc với bạn. Giữ cơ thể quá gồng cứng khi tập khiến cho hiệu quả của bài tập bị giảm xuống và tồi tệ hơn sẽ khiến cơ thể bạn gặp chấn thương. Hãy thả lỏng cơ thể của bạn và tập thật chậm rãi để có một kết quả tốt nhất.
Không khởi động và thư giãn
Cũng như các môn thể dục khác thì Yoga cũng cần có màn khởi động, ngoài ra còn có các màn thư giãn giữa và sau các bài tập. Nhiều chị em vì lý do thời gian eo hẹp, tiết kiệm thời gian mà bỏ qua các bước này. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Khi không khởi động kỹ cơ thể sẽ không sẵn sàng, lâu dài gây ảnh hưởng tới các khớp xương của bạn.
Ăn trước khi tập
Các nhà khoa học khuyên rằng chỉ nên tập Yoga khi bụng đang rỗng hoặc sau bữa ăn chính 3 giờ. Bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi tập từ 1 – 2 giờ với số lượng ít. Một số loại đồ ăn nhẹ được khuyên sử dụng như: chuối, táo, lê, yến mạch,…
Hít thở không đúng cách
Nguyên tắc luyện tập của Yoga là kết hợp động tác cùng với cách thở, tuy nhiên nhiều người mới tập lại không quá chú ý vào việc thở sao cho đúng. Khi tập hãy cố gắng hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng để khí huyết được lưu thông. Thở đúng cách trong tập Yoga là bụng bạn sẽ căng ra khi hít vào và lõm vào khi thở ra.
Vội vàng
Nguyên tắc của luyện tập Yoga là tập vừa sức mình. Bạn nên luyện tập các động tác cơ bản một cách thuần thục và nhuần nhuyễn nhất. Và khi cơ thể bạn dẻo dai hơn thì việc thử sức với các động tác khó sẽ không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Chọn nơi tập không phù hợp
Khi tập yoga bạn cần nhập tâm hoàn toàn vào bài tập, vì thế bạn nên tập tại một nơi thông thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ. Nên tránh xa những nơi nhiều tiếng ồn, người qua lại thường xuyên cũng như tiếng TV,… những điều này sẽ khiến bạn bị phân tâm khỏi bài tập khiến chất lượng giảm sút hoặc gây phản tác dụng.
Quá để ý đến người khác
Yoga không phải là một môn đối kháng vậy nên bạn đừng quá để ý vào việc người khác tiến bộ như thế nào, hãy tập luyện phù hợp với bản thân bạn, lấy bản thân mình làm trung tâm như vậy các bài tập mới hiệu quả hơn. Chỉ nên quan tâm tới bản thân cũng như người hướng dẫn tại phòng tập.
Chọn trường phái yoga phù hợp
Đây là một trong lưu ý quan trọng khi tập yoga mà nhất thiết bạn phải tìm hiểu trước khi tập luyện bộ môn này. Có vô số trường phái yoga và mỗi trường phái lại tập trung vào một mục đích nhất định. Tùy theo mục đích tập luyện cũng như mong muốn, nền tảng thể chất của bản thân, bạn hãy chọn cho mình một hình thức phù hợp.
Các bài tập yoga mặt thon gọn
Luân chuyển không khí – cũng là yoga mặt thon gọn
Bài tập này đơn giản và thực hiện trên cơ vòng môi (cơ xung quanh miệng), cung gò má (xương gò má) và cơ hai bên miệng, có tác dụng làm vùng má săn chắc, giảm phúng phính. Ngậm miệng, mím chặt môi và thổi khí phồng lên ở phía dưới môi trên. Giữ nguyên trong 10 giây. Chuyển không khí sang má trái rồi giữ yên 10 giây. Sau đó chuyển khí sang má phải và giữ tiếp 10 giây. Lặp lại động tác chuyển khí từ má này sang má kia khoảng 10-15 lần.
Hít khí
Yoga mặt thon gọn – Với bài tập ngửa cổ lên trời, dùng miệng hít không khí vào càng nhiều càng tốt, lúc này má tự động sẽ bị hõm vào. Sau đó thở khí ra cũng bằng miệng thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Động tác này sẽ giúp quai hàm căng chắc.
Nhướng mày
Mở to mắt và nhướng mày, tuy nhiên đừng để tạo nếp nhăn ở phần da dưới lông mày. Để nguyên động tác khoảng 10 giây và tập trung vào một điểm ở phía trước. Lặp lại động tác năm lần.
Yoga mặt thon gọn le lưỡi
Bài tập này nên tập kế tiếp các bài tập ở trên vì chúng là một chuỗi động tác liên hoàn. Thở không khí ra hết qua đường miệng, lè lưỡi ra càng xa càng tốt. Mở mắt to và thả lỏng nắm đấm. Làm xong động tác thì thư giãn. Lặp lại ba hoặc bốn lần.
Thư giãn – cũng là một bài tập yoga mặt thon gọn
Bạn ngồi thả lỏng cơ mặt & hít sâu, hai lòng bàn tay của bạn khép lại thành nắm đấm để cảm nhận rõ hơn lực căng của cơ bắp. Nhắm mắt, duy trì hơi thở đều đặn. Bài tập này làm thư giãn và căng cơ mặt vô cùng hiệu quả.
Nhận ưu đãi lên đến 50% khi nhận đăng ký tư vấn qua website.
Đừng quên nhấp vào liên kết dưới đây để nhận ưu đãi giảm giá lên đến 50% cho tất cả các dịch vụ 5 sao các bộ môn tập luyện như: Gym, Yoga, Pilates, EMS Training, Kickfit, GroupX và bể bơi bốn mùa tại SUN Fitness & Pool.
Có thể bạn quan tâm
Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình
- Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
- Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
- Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
- Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
- Cơ sở 5: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội