Luyện tập theo một cường độ phù hợp cùng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghiêm ngặt sẽ là những yếu tố quan trọng giúp cho các vận động viên thể hình luôn duy trì được phong độ đỉnh cao.
Để có hình thể như tạc tượng với các chỉ số cơ thể hoàn hảo, luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng “chinh chiến”, các vận động viên (VĐV) ngoài tập luyện với một cường độ cao, cần phải đảm bảo hạn chế tối đa chấn thương, bổ sung đầy đủ vi chất, dinh dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, khi cần đối mặt với những bài tập nặng như tạ, tập cơ với tần suất dày đặc, các vận động viên thể hình luôn phải đảm bảo các cơ khớp, sụn xương ở trạng thái sẵn sàng và duy trì sự dẻo dai.
Một cường độ luyện tập hợp lý
Để có múi cơ săn chắc cuồn cuộn ở từng bộ phận chân, tay, ngực, lưng, bụng,… Vận động viên thể hình phải thực hiện các bài tập riêng lẻ. Chưa kể, trước khi xây dựng từng nhóm cơ riêng biệt, các vận động viên phải luôn giữ được thể trạng cơ thể, sự dẻo dai, sức khỏe, cùng với một thể lực dồi dào để có thể thực hiện các bài tập một cách trơn tru nhất.
Vận động viên thể hình người Thái Lan – Pongsiri Promachan – đã từng chia sẻ trên báo Bangkok Post về quá trình tập luyện vô cùng khắc nghiệt của bản thân mình.
“Để có được vài phút đứng trình diễn trước khán giả, mỗi vận động viên thể hình nữ hay nam đều phải trải qua hàng năm tập luyện với một chế độ ăn uống được quy định, thiết lập rõ ràng. Việc tập luyện nặng, cường độ cao cũng khiến không ít người đã phải đánh đổi sức khỏe khi gặp phải các chấn thương dài hạn”, Pongsiri Promachan chia sẻ.
Một trong những hoạt động được đầu tư khá kỹ lưỡng của các vận động viên thể hình đó chính là vận động để làm nóng cơ thể, đặc biệt là các khớp tay, chân để hạn chế tối thiểu tai nạn không đáng có xảy ra khi bước vào các bài tập nặng, nhất là bài nâng tạ.
Ngoài bài tập xây dựng các chỉ số cơ thể, vận động viên thể hình cũng cần tập luyện duy trì để nâng cao thể lực, đảm bảo cơ thể có một sức chịu đựng dẻo dai khi bước vào quá trình luyện tập cho mỗi sự kiện hay các giải đấu quan trọng.
Lên lịch nghỉ ngơi phù hợp
Trong qua trình tập luyện thể thao, có hai dạng phục hồi sau khi tập là: ngắn hạn – dài hạn. Hồi phục ngắn hạn thường là chế độ nghỉ ngơi sau mỗi buổi tập hoặc sau khi vận động viên phải tham dự các cuộc thi, sự kiện với một cường độ cao, đòi hỏi sự tập trung cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong khi đó, quá trình phục hồi dài hạn sẽ do huấn luyện viên và vận động viên thể hình cùng xây dựng thời gian biểu quanh năm. Cả hai dạng phục hồi này đều vô cùng quan trọng trong việc giúp tăng cao hiệu suất thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Nếu không đảm bảo duy trì được yếu tố này, vận động viên thể hình sẽ rất dễ tụt phong độ, sụt cân và đi sai hướng.
Các vận động viên thể hình thường có cường độ tập luyện cao với khá nhiều bài tập nặng, những bài tập này có thể tạo ra các vết rách rất nhỏ bên trong cơ. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể có thời gian phục hồi, vết rách lành lại và phát triển, giúp cho cơ bắp khỏe mạnh hơn. Đây cũng là thời gian cho các mô mềm (gân, cơ, dây chằng) sửa chữa và loại bỏ các hóa chất tích tụ lại do hoạt động của tế bào trong quá trình hoạt động, vận động.
Bên cạnh đó, việc tập luyện quá sức và thiếu thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cơ bắp của các vận động viên trở nên căng thẳng. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương, ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện, lịch thi đấu và thậm chí nó ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Khi vận động viên thể hình phải luyện tập các bài tập tạ nặng, áp lực lên phần khớp vai, khớp gối là rất lớn. Nếu như cơ thể không có sự hồi phục kịp thời sau khi tập các bài tập nặng, các chấn thương như bị trật khớp, lệch khớp hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sai lệch dù chỉ là một điểm nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng khá đáng kể đến sức khỏe của các vận động viên thể hình.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống dành cho vận động viên thể hình thì đều do các chuyên gia dinh dưỡng thiết lập nên dựa trên từng chỉ số cơ thể, phù hợp từng hoạt động của mỗi cá nhân. Với vận động viên thể hình, thực đơn của họ luôn luôn phải đảm bảo sự cân bằng giữa protein, carbohydrate và cả chất béo.
Trong đó, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình tập luyện. Protein để hỗ trợ tăng tốc phục hồi, giảm nguy cơ chấn thương và làm tăng khối lượng cơ bắp.
Chất béo được bổ sung một cách hợp lý sẽ giúp vận động viên có xương và khớp chắc khỏe hơn, làm giảm nguy cơ chấn thương. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, chất béo cũng có vai trò hỗ trợ giảm viêm cơ sau quá trình tập luyện căng thẳng.
Vitamin và khoáng chất cũng cần được bổ sung cân bằng vì chúng giúp phục hồi, hỗ trợ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Một số loại vitamin, khoáng chất, vi chất còn cung cấp khả năng miễn dịch, giảm sưng viêm và sản sinh ra collagen, giúp tăng cường cơ, xương và khớp.
Trong số nhiều chất cần bổ sung cho cơ thể, glucosamine được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, nhằm hỗ trợ sự phát triển các mô nằm giữa sụn và khớp, chất hoạt dịch giúp cho khớp xương vận động dễ dàng hơn. Cung cấp đủ lượng dưỡng chất glucosamine cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn duy trì một hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai và tránh tình trạng sưng, đau, viêm khớp. Đây là điều kiện thuận lợi để vận động viên, người chơi thể thao hạn chế được tình trạng bị đau viêm và sẽ phục hồi nhanh hơn khi xảy ra các tổn thương ở các khớp.
Ngoài thực phẩm, vận động viên hoặc người chơi thể thao có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng như Vitatree Glucosamine với thành phần chính là glucosamine, sụn cá mập giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp và các chức năng sụn khớp.
Một số vận động viên thể hình nữ
Với đặc tính cơ thể của nữ giới, các nhóm cơ khó thành tựu đó là nhóm cơ ở phần thân sau ví dụ như: nhóm cơ bụng, nhóm cơ lưng, nhóm cơ đùi sau. Dựa vào đó, tôi tập trung tập luyện để phát triển các nhóm cơ này bằng được, và biến nó thành ưu điểm nổi trội của mình.
Giới vận động viên thể hình không giống như vận động viên bơi lội nên không cần nạp một khối lượng thực phẩm lớn như vài chục con tôm, vài lạng thịt bò cùng một lúc để xả trong quá trình vận động với cường độ cao nên chưa bao giờ phải vừa ăn vừa khóc như Ánh Viên. Tuy nhiên, để phát triển được các bộ cơ một cách hoàn hảo, cần phải nạp khối lượng thực phẩm kha khá, hơn rất nhiều so với người bình thường. Khoa học dinh dưỡng thể thao giờ cũng phát triển ở mức độ cao, tạo ra các thực phẩm giàu calories, ít carb và rất gọn nhẹ ví dụ như các thanh protein chẳng hạn.
Pauline Nordin
Pauline Nordin là một vận động viên thể hình nữ được biết tới là một lực sĩ chuyên nghiệp, huấn luyện viên cũng như là một người mẫu thể hình nữ thường xuyên xuất hiện tại các tạp chí nổi tiếng trên thế giới.
Soleivi Hernandez
Soleivi Hernandez là người đẹp và cũng là một trong những vận động viên thể hình nữ hấp dẫn đến từ El Salvador. Cô sở hữu một vóc dáng và hình thể vô cùng hấp dẫn.
Người đẹp này luôn được nằm trong danh sách những nữ lực sĩ xinh đẹp nhất trên thế giới do các trang mạng uy tín bình chọn.
Nữ vận động viên thể hình Việt Nam Đinh Kim Loan
Với bộ môn thể thao đã giúp mình rèn luyện để có được sức khoẻ tốt, có một lối sống lành mạnh, có tư duy, suy nghĩ tích cực, có được tính kiên nhẫn và sự quyết tâm, đặc biệt là đã giúp cả tôi và gia đình đổi đời, thì càng ngày tôi thấy càng yêu thể hình, yêu fitness.
“Vì yêu mến nên tôi càng dành nhiều thời gian để tập luyện. Bình thường, tôi tập luyện mỗi ngày hai buổi, sáng là 30 phút và chiều là một tiếng rưỡi. Chưa ngày nào tôi nghỉ tập. Tôi sẽ thấy khó chịu mỗi khi mình không được đến phòng tập như mỗi ngày sống mà quên thở vậy.” VĐV Kim Loan chia sẻ.
Nhận ưu đãi lên đến 50% khi nhận đăng ký tư vấn qua website.
Đừng quên nhấp vào liên kết dưới đây để nhận ưu đãi giảm giá lên đến 50% cho tất cả các dịch vụ 5 sao các bộ môn tập luyện như: Gym, Yoga, Pilates, EMS Training, Kickfit, GroupX và bể bơi bốn mùa tại SUN Fitness & Pool.
Có thể bạn quan tâm
- 7 thói quen sinh hoạt giúp bạn có vóc dáng đẹp hoàn hảo
- Bật mí vòng eo chuẩn là bao nhiêu? Ý nghĩa và cách thực hiện
Sun Fitness & Pool – Phòng tập 5 sao cho cả gia đình
- Fanpage: SUN Fitness & Pool Việt Nam
- Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
- Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
- Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội